Những năm qua, việc sử dụng thực phẩm chức năng để chăm lo cho cuộc sống cũng như sức khỏe đã trở thành một hướng đi mới. Các sản phẩm thực phẩm chức năng đang trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Thị trường thực phẩm chức năng trong các năm qua có nhiều chuyển biến tích cực bởi thành phần chủ yếu từ các hoạt chất thiên nhiên cho phép hạn chế tối đa những tác dụng phụ đối với cơ thể người sử dụng và có hiệu quả tốt trong quá trình điều trị bệnh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế thì một số ngành, lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ như thiết bị y tế, thực phẩm chức năng lại có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ
1. Tổng quan thị trường TPCN trong và ngoài nước
Hiện thực phẩm chức năng là ngành có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Precedence Research vào cuối năm 2020, thị trường TPCN được dự báo sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm đạt 7,5% trong giai đoạn 2020 - 2027. Quy mô thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu đạt dự kiến đạt 309,00 tỷ USD vào năm 2027.
Cũng theo dự báo của Precedence Research, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm hơn 40% thị phần và giá trị của thị trường thực phẩm chức năng trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, thị trường TPCN cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đến nay, hơn 70% số thực phẩm chức năng được tiêu thụ ở thị trường nước ta là hàng sản xuất trong nước. Còn hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật…Đặc biệt, một số sản phẩm TPCN của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thị trường quốc tế, góp phần nâng cao vị thế cho thương hiệu Việt nói chung và ngành TPCN Việt nam nói riêng trước xu thế hội nhập toàn cầu.
Theo thống kê, năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 doanh nghiệp đăng ký và đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng. Số sản phẩm được lưu hành trên thị trường cũng chỉ là 63 sản phẩm. Đến năm 2017, có tới gần 4,190 công ty đăng ký sản xuất kinh doanh TPCN. Số lượng sản phẩm được lưu hành cũng là một con số khổng lồ, lên tới hơn 10.930 sản phẩm. Những năm 2000 thị trường phân phối thực phẩm chức năng của nước ta khá hạn hẹp. Hầu hết người dùng sản phẩm đều tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn. Số lượng người sử dụng sản phẩm ước tính cũng chỉ khoảng 500.000 người. Đây thực sự là một con số khiêm tốn. Đến năm 2019, lượng người sử dụng TPCN đã tăng lên chóng mặt. Tổng người sử dụng là hơn 20 triệu người, chiếm tới hơn 21% dân số Việt Nam. Đặc biệt, những người này phân bố ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
Có thể thấy rằng, thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam đang được mở rộng nhanh chóng với sức tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Nó chính là một mảnh đất màu mỡ cần được khai thác một cách triệt để và hiệu quả. Từ đó, mang lại lợi ích cho người sử dụng cũng như góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà
2. Tiềm năng phát triển về lĩnh vực thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Ngành dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh như dịch chuyển lớn về số lượng và chất lượng. Với nền kinh tế phát triển nhanh và năng động ở châu Á, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên.
Cơ cấu dân số trẻ đang có tốc độ già hóa nhanh, thu nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng. Cùng với đó là lối sống hiện đại như hiện nay gây ra nhiều tác động đến sức khỏe con người từ thuốc lá, rượu bia, tiêu thụ đồ ăn nhanh…làm gia tăng các bệnh liên quan đến tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì.
Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm chức năng, số người sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng lên đến 1/5 dân số Có thể thấy, thị trường thực phẩm chức năng hiện nay tại Việt Nam đang có tiềm năng phát triển rất lớn.
3. Kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Kinh doanh thực phẩm chức năng hiện đang là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt. Đây là một lĩnh vực được các chuyên gia đánh giá là vô cùng tiềm năng trong tương lai. Theo thống kê, thực phẩm chức năng được bán tại hầu hết các bệnh viện, nhất là bệnh viện tư, các hiệu thuốc, đại lí phân phối, bán hàng online. Đối tượng sử dụng rộng, kể cả miền quê, xã miền núi, biên giới, hải đảo. Hiện nay, hơn 70% các thực phẩm chức năng được lưu hành trên thị trường là do các công ty trong nước sản xuất và cung ứng.
Nguồn lợi nhuận thu về khi kinh doanh thực phẩm chức năng là tương đối lớn. Nhà đầu tư thông minh là nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội.
4. Xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP
Nắm bắt được thị trường cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ, hàng loạt các doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp, xây dựng xưởng, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó, nỗi lo về các sản phẩm chưa được thông qua kiểm định hay sản phẩm chưa được chứng nhận của cơ quan thẩm quyền về chất lượng đang rao bán tràn lan trên thị trường cũng là mối lo lớn đối với người tiêu dùng. Do vậy, Chính phủ đã ban hành nghị định 15/2018/NÐ-CP,yêu cầu sau ngày 1.7.2019 tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP.
Việc các doanh nghiệp sản xuất TPCN phải đạt GMP đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng uy tín trong cộng đồng. Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có trên dưới hơn 200 nhà máy đã đạt tiêu chuẩn GMP.
Tự hào với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng các nhà máy thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe. GMPC Việt Nam luôn tự tin mang lại cho doanh nghiệp các giải pháp Đơn giản hóa - Tối ưu chi phí - Đảm bảo đạt chứng nhận trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu và chiến lược khác biệt của từng khách hàng.
Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn xây dựng nhà máy thực phẩm chức năng đạt tiêu chuẩn GMP
Danh sách dự án nhà máy thực phẩm chức năng tư vấn bởi GMPc Việt Nam